Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Bệnh vẩy nến là gì? Có chữa khỏi được không?

Vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da có vẩy phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp tới khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu. Có khoảng 4% dân số nước ta mắc bệnh này. Vậy thực sự bệnh vẩy nến là gì và có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không?

Bệnh vẩy nến là gì?

Vẩy nến là một bệnh có triệu chứng chủ yếu trên da, không lây nhiễm từ người này sang người khác. Triệu chứng điển hình trong bệnh vẩy nến là các vẩy khô bám trên da do sự phát triển một cách nhanh chóng và quá mức của các tế bào da, kích hoạt bởi các chất hóa học gây viêm sinh ra từ các tế bào lympho. Các vẩy này xếp chồng lên nhau trên một vùng da đỏ, thường xuất hiện ở những vùng tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng và da đầu.
Một số bệnh nhân chỉ có những triệu chứng nhẹ, ở những vùng nhỏ, thậm chí nhiều người còn không biết mình bị bệnh. Trong khi những người khác lại bị nặng hơn, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Bệnh vẩy nến có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ chủng tộc nào, ở cả nam và nữ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi nhưng đa số bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh khi còn trẻ, ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh vẩy nến thường có những đợt ổn định, xen giữa các đợt tái phát. Nhiều bệnh nhân nói rằng triệu chứng của họ nặng hơn vào mùa đông và giảm nhẹ hơn vào mùa hè.
Bệnh vẩy nến ở khuỷu tay
Bệnh vẩy nến có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh vẩy nến là một bệnh mạn tính, chưa có biện pháp giúp chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị hiện tại đều nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, ổn định bệnh lâu hơn, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, có 3 phương pháp chính thường được áp dụng để điều trị vẩy nến:
-         Điều trị tại chỗ: sử dụng thuốc bong vẩy, bạt sừng hoặc chống viêm. Phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân vẩy nến mức độ nhẹ và trung bình, hoặc điều trị phối hợp với các biện pháp khác. Các thuốc thường dùng là thuốc corticoid, thuốc khử oxy,…
-         Điều trị toàn thân: áp dụng cho những trường hợp bệnh trung bình đến nặng. Các thuốc cổ điển dùng toàn thân là methotrexat, cyclosporine,… Gần đây, các thuốc sinh học như efalizumab, efanecept,… cũng đã được dùng để điều trị vẩy nến.
-         Trị liệu bằng ánh sáng: UBA, UVB,… có tác dụng ngăn cản quá trình tăng sinh và điều biến miễn dịch.
Mỗi phương pháp này lại có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với những trường hợp bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, một phương pháp an toàn, hiệu quả, áp dụng được cho tất cả các đối tượng bệnh nhân đã được phát triển, đó là sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên như Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị vẩy nến. Kim Miễn Khang là sản phẩm đi đầu trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến. Sản phẩm này cũng đã được chứng minh hiệu quả và độ an toàn trong đề tài “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thông thường bằng Kim Miễn Khang” tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy Kim Miễn Khang có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị vẩy nến và không có tác dụng không mong muốn.
Ngoài ra, từ khi có mặt trên thị trường đến nay, Kim Miễn Khang cũng đã được nhiều bệnh nhân vẩy nến sử dụng và cho hiệu quả tốt.
Mắc vẩy nến từ năm 1995, ai mách gì chữa nấy nhưng bà Nguyễn Thị Kim Bình, 65 tuổi (trú tại 124 ngách 1/62/23 ngõ 1 Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không khỏi bệnh. Năm 2013, bệnh vẩy nến của bà Bình phát ra rất nặng. Vẩy lên nhanh làm bà cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu: “Hôm đầu vẩy nến chỉ bằng hạt ngô, nhưng hôm sau lại to hơn và lan ra ghê lắm. Cứ chỗ nào mọc dày lên là ngứa chỗ ấy. Vẩy nến mọc cả trên đầu khiến tôi bị rụng tóc”. Sự bùng phát mạnh mẽ của vẩy nến làm bà Bình lo lắng không yên. Nhưng tình cờ, trong một lần xem tivi, bà Bình thấy có thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến KimMiễn Khang nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, nên quyết định mua về dùng: “Tôi uống Kim Miễn Khang ngày 4 viên từ tháng 12/2013. Uống hết 2 tháng đầu, tôi thấy bệnh chưa đỡ nhiều lắm. Nhưng dựa vào kinh nghiệm của những người đã dùng trước đó, tôi kiên trì uống tiếp thì đến tháng thứ 3, vẩy nến dần dần biến mất”.

Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình: Khỏi bệnh vẩy nến sau gần 20 năm nhờ "trong uống - ngoài bôi"
Như vậy, bên cạnh các loại thuốc điều trị được bác sĩ kê, người bệnh vẩy nến cũng nên dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả như Kim Miễn Khang để giúp bệnh ổn định tốt hơn.

Thu Linh
Để biết thêm thông tin về bệnh vẩy nến vui lòng liên hệ số điện thoại 04.38461530/ 08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét