Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Bệnh lupus: người châu Á có tỷ lệ tử vong thấp hơn


Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng người châu Á có tỷ lệ tử vong do bệnh lupus thấp hơn so với người da đen, da trắng và người Mỹ bản xứ.

Người châu Á và Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong do bệnh lupus thấp hơn


Theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu từ Brigham và Bệnh viện phụ nữ ở Boston, Massachusetts, những bệnh nhân Châu Á và bệnh nhân gốc Tây Ban Nha mắc lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với những bệnh nhân da đen, da trắng, hoặc người Mỹ bản xứ. Kết quả nghiên cứu được công bố trong tạp chí Arthritis & Rheumatology của Hội thấp khớp học Mỹ.
Khi mắc bệnh lupus, hệ miễn dịch của các bệnh nhân hoạt động quá mức, tấn công các khớp và cơ quan khỏe mạnh của họ. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc lupus là không đồng đều giữa các quần thể người. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ở những quần thể người da trắng thấp hơn người da màu.
"Các nghiên cứu trước chỉ xem xét sự khác biệt về chủng tộc giữa các bệnh nhân lupus, các nghiên cứu đó chủ yếu được đặt tại trung tâm nghiên cứu khoa học ở các vùng khác nhau", tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Jose A. Gomez-Puerta nói. "Nghiên cứu của chúng tôi xem xét sự biến đổi về tỷ lệ tử vong do bệnh lupus giữa các nhóm dân tộc khác nhau trong một bối cảnh lâm sàng chung."

Các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm biện pháp điều trị lupus ban đỏ

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các dữ liệu bảo hiểm từ 47 bang của Mỹ và Washington DC từ năm 2000 đến năm 2006. Nhóm nghiên cứu đã tìm những đối tượng mắc bệnh lupus, tuổi từ 18 đến 65, đã được chẩn đoán bị lupus và được điều trị, có biến chứng thận và điều trị thất bại.
Trong 42.221 bệnh nhân lupus, có 8.191 người bị viêm thận. Trong đó có 40% là người da đen, 38% người da trắng, 15% gốc Tây Ban Nha, 5% Châu Á, và 2% người Mỹ bản xứ. Tỷ lệ tử vong hàng năm trên tổng số 1.000 người bị lupus: cao nhất ở người Mỹ bản xứ (27,52), người da đen (24,13) và người da trắng (20.17) . Bệnh nhân lupus gốc Tây Ban Nha và châu Á có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với người da đen, trắng, hoặc bệnh nhân người Mỹ bản xứ, ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố nhân khẩu học và lâm sàng.
Tiến sĩ Gomez-Puerta kết luận: "Trong vòng chưa đầy ba năm theo dõi các bệnh nhân mắc lupus trong dữ liệu bảo hiểm, chúng tôi đã tìm thấy một sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tử vong giữa các nhóm chủng tộc. Hiểu biết về sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa các chủng tộc là rất quan trọng để có các biện pháp tốt nhất điều trị căn bệnh này, hạn chế các yếu tố nguy cơ và cuối cùng là để cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân lupus".
 

Điều trị bệnh lupus với sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược


Trong khi các nhà nghiên cứu đang nỗ lực không ngừng để hiểu sâu hơn về bệnh lupus, thì các bác sĩ ở Việt Nam cũng cố gắng tìm kiếm những biện pháp mới ứng dụng vào quá trình điều trị, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, nước ta có một nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, một kho tàng y học cổ truyền đồ sộ, đó là nguồn tri thức đáng quý mà các y, bác sĩ đang cố gắng khai thác để điều trị tốt hơn, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh. Với bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, cây sói rừng với tác dụng chống tự miễn là vị thuốc hay được sử dụng. Ngoài ra, một số vị thuốc quý khác cũng có tác dụng tốt trong điều trị lupus như: nhũ hương, hoàng bá có tác dụng chống viêm mạnh, nhàu giúp điều hòa miễn dịch, bạch thược chống co thắt,... Tất cả những vị thuốc này đều đã được đưa vào công thức viên uống tiện dụng có tên Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang có tác dụng tăng cường năng lượng tế bào, giúp phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, giúp ổn định bệnh lupus, ngăn ngừa các biến chứng trên các cơ quan của cơ thể.
Kim Miễn Khang đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn và cho hiệu quả tốt.
Năm 2009, chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh, Quảng Trị) phát hiện mình nổi mảng ban đỏ hình cánh bướm ở trên mặt, đối xứng qua sống mũi. Không những thế, khớp cổ chân chị còn bị sưng lên, đi lại rất nặng nề và đau. Sau khi khám và xét nghiệm máu, chị được chẩn đoán là lupus ban đỏ và cho thuốc điều trị. Nhưng bệnh vẫn làm chị rất khó chịu và mệt mỏi. Tình cờ đọc được thông tin một bệnh nhân tên Nga ở Nam Định cũng bị như chị, sau một thời gian dùng Kim Miễn Khang bệnh tình đã thuyên giảm rất nhiều, chị liền mua về dùng, kết hợp với đơn thuốc tây được bác sĩ kê. Sức khỏe của chị hồi phục nhanh chóng, chị đi lại nhẹ nhàng, hoạt bát hơn. “Đồng nghiệp trong trường cũng vui lây với tôi, ai cũng bảo thấy da dẻ tôi hồng hào hơn, đặc biệt tôi không còn hoang mang, suy sụp như trước kia nữa nên bệnh tình càng thuyên giảm nhiều. Giờ tôi vẫn dùng Kim Miễn Khang, hy vọng bệnh tình sẽ cải thiện hơn nhiều nữa” - chị vui mừng chia sẻ.
Thu Huyền
Để biết thêm thông tin về bệnh lupus ban đỏ và các biện pháp giúp hạn chế tổn thương trên da, hãy gọi đến số 04.38461530 hoặc 08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét