Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Tác dụng phụ của corticoid ở bệnh nhân vẩy nến


Nếu bạn đang phải chống chọi với căn bệnh vẩy nến, chắc hẳn bạn sẽ không lạ gì với các loại kem, gel hay thuốc mỡ bôi ngoài da. Một trong những loại thuốc bôi hay được chỉ định nhất cho bệnh nhân vẩy nến là corticoid. Mặc dù nó tác dụng rất nhanh, mạnh, giúp giảm viêm, hạn chế sưng, đỏ da nhưng đây lại chính là loại thuốc gây nhiều tác dụng phụ mà bạn nên cẩn trọng khi sử dụng.

Corticoid - cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân vẩy nến

Corticoid là nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, bao gồm nhiều hoạt chất với độ mạnh khác nhau. Khi chỉ định cho bệnh nhân vẩy nến, các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như: độ tuổi của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí bị bệnh,… để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Cần thận trọng khi sử dụng corticoid bôi cho bệnh nhân vẩy nến

Các loại corticoid yếu thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh ở khu vực nhạy cảm như mặt, đùi, ngực,… và trong những trường hợp bệnh phải dùng dài ngày.
Còn nếu bệnh vẩy nến ở thể nặng hay vẩy nến ở những vị trí da bệnh dày sừng như lòng bàn tay, lòng bàn chân,… thì corticoid mạnh thường được chỉ định hơn.
Thông thường, người bệnh vẩy nến cần bôi corticoid trong thời gian dài, nhiều người phải bôi trên diện tích rất rộng. Vậy nên, việc nắm rõ các tác dụng phụ của loại thuốc này là rất quan trọng, giúp người bệnh thận trọng hơn khi dùng thuốc và có những biện pháp phòng tránh những tác dụng phụ này.
Tác dụng phụ phổ biến khi dùng corticoid bôi ở bệnh nhân vẩy nến:
-         Mỏng da, teo da.
-         Da bị đổi màu.
-         Dễ xuất hiện các vết bầm tím trên da.
-         Rạn da.
-         Đỏ da.
-         Da dễ bị nhiễm trùng.
-         Da tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Ngoài ra, nếu dùng trên diện tích rộng và kéo dài, corticoid bôi cũng có thể hấp thu qua da và gây ra những vấn đề toàn thân như tăng huyết áp, tăng đường huyết, hội chứng Cushing,…

Sử dụng corticoid bôi đúng cách khi bị vẩy nến

Như vậy, dù chỉ là thuốc bôi nhưng corticoid có thể gây nhiều tác dụng phụ khó chịu. Hãy tham khảo những hướng dẫn dưới đây để có thể dùng thuốc an toàn và hiệu quả:
-         Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ (lượng thuốc dùng, số lần dùng trong ngày, liệu trình điều trị bao nhiêu ngày,…)
-         Không lạm dụng thuốc: chỉ sử dụng một lượng vừa đủ trên những vùng da bệnh, không bôi tràn lan sang những vùng da thường.
-         Chỉ dùng bôi ngoài da: tránh bôi hay để thuốc dây vào mắt (trừ khi được bác sĩ chỉ định) vì thuốc có thể gây tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
-         Không dừng thuốc đột ngột: dừng thuốc đột ngột có thể khiến cho bệnh vẩy nến bùng phát. Nếu cần dừng thuốc, hãy giảm dần số lần dùng, liều dùng và tiến tới dừng hẳn.

Liệu pháp thiên nhiên giúp ổn định vẩy nến, không gây tác dụng phụ

Corticoid là loại thuốc kinh điển thường được chỉ định cho bệnh nhân vẩy nến. Nhưng do có nhiều tác dụng phụ, loại thuốc này đang dần dần bị thay thế bởi các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên giúp ổn định bệnh hiệu quả mà lại không gây tác dụng phụ. Biện pháp giúp ổn định vẩy nến được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay là sử dụng bộ sản phẩm trong uống – ngoài bôi Kim Miễn Khang và Explaq. Cả 2 sản phẩm này đều có nguồn gốc dược liệu nên người bệnh có thể an tâm sử dụng, không phải lo lắng về các tác dụng phụ như những loại thuốc tây khác.
Hiệu quả của 2 sản phẩm này cũng đã được chứng minh bằng các nghiên cứu ở những bệnh viện lớn, uy tín:
Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu trong đề tài “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường bằng Kim Miễn Khang” tại bệnh viện Da liễu trung ương từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013. Kết quả cho thấy Kim Miễn Khang có tỷ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện bệnh tốt rõ rệt hơn so với nhóm đối chứng và cũng không có tác dụng không mong muốn.
Explaq cũng được nghiên cứu trong đề tài “Nghiên cứu về hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường bằng kem Explaq kết hợp uống Methotrexat liều thấp (7.5mg/tuần)” do PGS.TS Đặng Văn Em - trưởng bộ môn Da liễu bệnh viện TƯ Quân đội 108 làm chủ nhiệm, kết quả cho thấy điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường bằng Explaq kết hợp với uống methotrexat tốt hơn so với dùng mỡ salicylic kết hợp uống methotrexat và cũng không ghi nhận tác dụng phụ.
Trên thực tế sử dụng, nhiều bệnh nhân vẩy nến đã dùng bộ sản phẩm Kim Miễn Khang – Explaq và thấy có hiệu quả rất tốt!
Mắc vẩy nến từ năm 1995, ai mách gì chữa nấy nhưng bà Nguyễn Thị Kim Bình, 65 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không khỏi bệnh. Năm 2013, bệnh vẩy nến của bà Bình phát ra rất nặng. Vẩy lên nhanh làm bà cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu: “Hôm đầu vẩy nến chỉ bằng hạt ngô, nhưng hôm sau lại to hơn và lan ra ghê lắm. Cứ chỗ nào mọc dày lên là ngứa chỗ ấy. Vẩy nến mọc cả trên đầu khiến tôi bị rụng tóc”. Sự bùng phát mạnh mẽ của vẩy nến làm bà Bình lo lắng không yên. Nhưng tình cờ, trong một lần xem tivi, bà Bình thấy có thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến Kim Miễn Khang nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, nên quyết định mua về dùng: “Tôi uống Kim Miễn Khang ngày 4 viên từ tháng 12/2013. Uống hết 2 tháng đầu, tôi thấy bệnh chưa đỡ nhiều lắm. Nhưng dựa vào kinh nghiệm của những người đã dùng trước đó, tôi kiên trì uống tiếp thì đến tháng thứ 3, vẩy nến dần dần biến mất”.

Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình: Khỏi bệnh vẩy nến sau gần 20 năm nhờ "trong uống - ngoài bôi"

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã rút ra được những biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn của riêng mình!
Thu Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét