Vẩy nến
là một bệnh mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh
bị rối loạn, các tế bào da phát triển nhanh bất thường và khi chết
đi, chúng xếp chồng lên nhau trên bề mặt da, tạo thành các mảng bám,
khi bong ra trông giống sáp nến.
Chẩn
đoán bệnh vẩy nến không quá khó, chỉ cần khám trực tiếp là bác sĩ
có thể kết luận bệnh nhưng nhiều khi bệnh nhân nhầm lẫn vẩy nến với
các bệnh khác hay không chú ý đến các bất thường của cơ thể.
Bài viết
này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các thể thường gặp
nhất của bệnh vẩy nến để có thể nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh.
Các thể bệnh vẩy nến thường gặp
Vẩy nến thể mảng
Trên da
bệnh nhân có những đốm da đỏ, giới hạn rõ với vùng da lành xung
quanh, thường được phủ với một lớp da màu trắng bạc. Những đốm này
có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí da nào, nhưng thường gặp nhất là
ở đầu gối, khuỷu tay, thắt lưng và da đầu. Những vùng da bệnh có
thể bị ngứa, khi bệnh nhân gãi nhiều, các đốm vẩy có xu hướng dày
lên. Các đốm có thể có kích thước khác nhau, có thể nằm riêng biệt
hoặc kết hợp với nhau tạo thành mảng lớn. Ở những bệnh nhân vẩy
nến thể mảng, móng tay có thể bị rỗ, dễ gãy vụn và có thể bong
ra.
Triệu chứng vẩy nến thể mảng ở
đầu gối
Vẩy nến thể giọt
Triệu
chứng là những đốm đỏ, nhỏ trên da, thường ở thân mình, cánh tay và
chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở da đầu, mặt và tai. Những đốm
này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân vừa qua một đợt ốm, đặc biệt
là viêm họng. Các đốm vẩy nến có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài
tháng mà không cần điều trị. Triệu chứng vẩy nến thể giọt có thể
xuất hiện ở bệnh nhân đã bị vẩy nến thể mảng.
Vẩy nến thể mụn mủ
Biểu
hiện của thể này là da bị đỏ, sưng và có những nốt mủ rải rác,
thường chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh nhân thường thấy
đau nhức ở những vùng này. Mụn mủ sau khi khô sẽ để lại đốm hoặc
vẩy màu nâu trên da.
Nếu mụn
mủ xuất hiện toàn thân, người bệnh thường bị sốt, ớn lạnh, kiệt
sức, ngứa ngáy, ăn không ngon, yếu cơ, đỏ da,…
Vẩy nến thể đảo ngược
Trong thể này, da bị đỏ, trơn
như vết trầy, thường ở những vùng nếp kẽ như nách, quanh háng, cơ
quan sinh dục, mông. Bệnh nhân thường có cảm giác đau đớn.
Vẩy nến thể toàn thân
Da trông giống như bị lửa đốt,
da toàn thân chuyển sang màu đỏ tươi, sáng. Cơ thể người bệnh không
thể duy trì thân nhiệt như người bình thường mà sẽ bị nóng hoặc
lạnh hơn, tim đập nhanh, ngứa và đau người dữ dội.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh vẩy nến?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ là bệnh vẩy nến,
người bệnh cần đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán
chính xác bệnh.
Trong quá trình khám, các bác sĩ sẽ:
-
Kiểm tra da, móng tay và da đầu xem có các dấu hiệu
của bệnh vẩy nến không?
-
Hỏi tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình:
có ai mắc bệnh vẩy nến không?
-
Tìm các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh: stress, mới ốm
dậy hay mới bắt đầu dùng một loại thuốc nào đó,…
Đôi khi, bác sĩ có thể cạo một chút da và quan sát
làn da bệnh nhân dưới kính hiển vi để có thể kết luận là người đó
có bị vẩy nến không.
Làm thế nào để điều trị bệnh vẩy nến?
Để điều trị tốt bệnh vẩy nến, người bệnh cần tuân
thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc đúng và đủ liều. Người
bệnh cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị vẩy nến
như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang là sản phẩm từ
thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, được dùng để hỗ trợ điều trị
các bệnh tự miễn như vẩy nến, lupus ban đỏ,…
Kim Miễn Khang đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao
về hiệu quả và an toàn trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến
Nhận
xét của PGS.TS Phạm Văn Hiển về tác dụng của Kim Miễn Khang trong
phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn
Được sự tin tưởng của các bác sĩ và bệnh
nhân, Kim Miễn Khang cũng liên tục được vinh danh trong các giải thưởng
danh giá.
Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín,
chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”
Trong
năm 2015, Kim Miễn Khang đã vinh dự nhận giải
thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người
tiêu dùng” do Hội khoa học và công nghệ lương thực - thực phẩm Việt
Nam bình chọn và nằm trong top 100 “Sản phẩm - dịch vụ Tin và Dùng
Việt Nam 2015” do tạp chí tư vấn Tiêu và Dùng (thời báo Kinh tế Việt
Nam) khảo sát.
Thu Hòa
Để biết thêm thông
tin về bệnh vẩy nến và cách điều trị, hãy gọi đến số 04.38461530
hoặc 08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét