Những ảnh hưởng của bệnh lupus lên cơ thể bệnh nhân
Các triệu chứng của bệnh lupus có thể bùng phát và
phát triển nặng hơn theo từng đợt, có thể có triệu chứng giống với
nhiều bệnh khác. Dưới đây là một số cơ quan, bộ phận chịu tác động
chính từ bệnh lupus.
Da và tóc
Dấu hiệu điển hình của bệnh lupus là ban đỏ trên
má, vắt ngang qua cánh mũi, tạo hình giống như cánh bướm. Ban đỏ
cũng có thể xuất hiện ở cổ, ngực, có thể xuất hiện vảy trên da.
Những bệnh nhân lupus thường bị tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời,
da dễ bị cháy nắng dù chỉ đi dưới nắng trong thời gian ngắn. Một số
bệnh nhân có thể bị viêm loét niêm mạc mũi, miệng hoặc lưỡi.
Lupus cũng có thể làm tóc dễ gãy rụng hơn. Viêm da
là một dấu hiệu sớm của bệnh lupus, gây rụng tóc, lông mi, lông mày,
lông mặt và lông ở các vị trí khác trên cơ thể.
Bệnh lupus ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bộ phận của
cơ thể
Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm hấp thu các chất dinh
dưỡng từ thức ăn và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bệnh
lupus có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiêu hóa. Bắt đầu là ở
miệng, bệnh nhân dễ bị tổn thương ở niêm mạc miệng: mặt trong má, môi
dưới hoặc vòm miệng. Một số thuốc được sử dụng để điều trị bệnh
cũng làm tăng nguy cơ gây tổn thương miệng.
Thực quản bị viêm dễ gây trào ngược, gây ra chứng ợ
nóng và ợ hơi, có thể gây khó nuốt. Một số bệnh nhân dùng thuốc
chống viêm không steroid để giảm đau, nhưng chúng cũng làm tăng nguy cơ
chảy máu niêm mạc dạ dày, ống tụy và tá tràng.
Các biểu hiện trên đường tiêu hóa bao gồm táo bón,
tiêu chảy, buồn nôn. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn nếu bệnh
nhân sử dụng thuốc corticoid hoặc NSAIDs.
Hệ bài tiết
Hệ bài tiết giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Bệnh nhân lupus có thể bị viêm thận nhưng các triệu chứng thường không
rõ ràng và chỉ được phát hiện bằng các xét nghiệm. Ngoài ra, người
bị lupus cũng có thể bị viêm gan gây vàng da, vàng mắt.
Hệ tuần
hoàn
Hệ tuần hoàn chịu trách nhiệm dẫn máu đi khắp cơ
thể. Lupus làm giảm khả năng sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu. Lupus
cũng có thể gây viêm cơ tim hoặc viêm mạch, ảnh hưởng đến việc lưu
thông máu, có thể dẫn đến đau tim, nhiễm trùng và hoại tử mô.
Các thuốc corticoid được sử dụng để điều trị lupus
cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và
tăng nguy cơ mắc tiểu đường typ 2.
Hệ thần kinh
trung ương
Do ảnh hưởng của lupus lên hệ tuần hoàn, lưu lượng
máu lên não cũng bị hạn chế, gây chóng mặt, nhức đầu, tâm trạng
thất thường, mất tập trung.
Hệ sinh sản
Phụ nữ bị lupus thường được khuyên không nên sử dụng
dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung do nguy cơ nhiễm trùng cao. Một
số bệnh nhân cũng không dung nạp được thuốc tránh thai.
Phụ nữ bị lupus cũng gặp khó khăn trong việc thụ
thai và có nguy cơ sẩy thai cao hơn người bình thường, nên cần được
giám sát cẩn thận trong suốt thai kỳ.
Mặc dù khó khăn và có nhiều nguy cơ như vậy nhưng
nếu được chăm sóc và theo dõi tốt, hầu hết bệnh nhân lupus có thể
sinh con khỏe mạnh.
Hệ miễn
dịch
Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các cuộc tấn
công từ những tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus,… Ở những người
mắc bệnh tự miễn như lupus, hệ miễn dịch lại tấn công “nhầm” các mô
khỏe mạnh của cơ thể. Trong bệnh lupus, hệ miễn dịch có thể tấn công
bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là da và khớp
gây ra triệu chứng ban da, sưng đau khớp, mệt mỏi, sốt không rõ nguyên
nhân, sưng hạch,…
Hệ hô hấp
Bệnh có thể gây viêm phổi, khiến bệnh nhân đau khi
thở. Nó cũng có thể gây khó thở và đau ngực.
Cơ và xương
Cơ có thể bị viêm, gây đau, đôi khi bị sưng, nóng, đỏ.
Bệnh cũng có thể gây viêm khớp dẫn đến đau, sưng và cứng khớp, gây
hạn chế vận động. Viêm mạn tính có thể gây loãng xương, phá hủy sụn.
Hạn chế ảnh hưởng của bệnh lupus bằng thực phẩm chức năng
Có thể thấy, bệnh lupus gây ảnh hưởng đến rất nhiều,
thậm chí là hầu hết các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Bên cạnh việc
sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, nhiều người bệnh cũng tìm đến
những sản phẩm hỗ trợ điều trị dưới dạng thực phẩm chức năng, ưu
tiên những sản phẩm nguồn gốc thảo dược thiên nhiên vì tính hiệu quả
và an toàn của chúng. Với bệnh lupus, sản phẩm được nhiều bệnh nhân
tin tưởng lựa chọn là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Với các
thành phần thảo dược quý: sói rừng, thổ phục linh, hoàng bá, nhàu,…
Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi
và điều hòa hệ miễn dịch, từ đó giúp chống lại các bệnh tự miễn
như lupus ban đỏ, vẩy nến.
Nhờ Kim Miễn Khang, nhiều bệnh nhân lupus đã ổn định
hiệu quả căn bệnh mạn tính này.
Năm 2009, chị Nguyễn
Thị Chung (Gio Linh, Quảng Trị) phát hiện mình nổi mảng ban đỏ hình cánh bướm ở
trên mặt, đối xứng qua sống mũi. Không những thế, khớp cổ chân chị còn bị sưng
lên, đi lại rất nặng nề và đau. Sau khi khám và xét nghiệm máu, chị được chẩn
đoán là lupus ban đỏ và cho thuốc điều trị. Nhưng bệnh vẫn làm chị rất
khó chịu và mệt mỏi. Tình cờ đọc được thông tin một bệnh nhân tên
Nga ở Nam Định cũng bị như chị, sau một thời gian dùng Kim Miễn Khang bệnh
tình đã thuyên giảm rất nhiều, chị liền mua về dùng, kết hợp với đơn thuốc
tây được bác sĩ kê. Sức khỏe của chị hồi phục nhanh chóng, chị đi lại nhẹ
nhàng, hoạt bát hơn. “Đồng nghiệp trong trường cũng vui lây với tôi, ai cũng bảo
thấy da dẻ tôi hồng hào hơn, đặc biệt tôi không còn hoang mang, suy sụp như trước
kia nữa nên bệnh tình càng thuyên giảm nhiều. Giờ tôi vẫn dùng Kim Miễn Khang,
hy vọng bệnh tình sẽ cải thiện hơn nhiều nữa” – chị vui mừng chia sẻ.
Không chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn,
Kim Miễn Khang còn được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và
độ an toàn:
Nhận
xét của PGS.TS Phạm Văn Hiển về tác dụng của Kim Miễn Khang trong hỗ trợ điều
trị bệnh tự miễn
Thu
Linh
Nếu có những băn
khoăn, thắc mắc về bệnh lupus ban đỏ, hãy gọi đến số 04.38461530 hoặc
08.62647169 để được các chuyên gia
hỗ trợ tư vấn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét