Tuy nhiên, cũng
theo bác sĩ Bagel, nếu bạn cảm thấy rằng việc ăn hay uống một thứ
gì đó khiến bệnh nặng lên, bạn cũng không nên loại bỏ hoàn toàn
chúng ra khỏi chế độ ăn, đặc biệt là những loại thực phẩm thiết
yếu, khó thay thế bằng những thực phẩm khác.
6 loại thức ăn và đồ uống mà bệnh nhân vẩy nến nên tránh
Dưới đây là 6
loại thức ăn và đồ uống mà bệnh nhân vẩy nến nên cân nhắc tránh để
hạn chế ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
1, Rượu bia
“Điều đầu tiên mà
bệnh nhân vẩy nến cần làm là ngừng uống rượu bia”, bác sĩ Bagel
nói. Lý do là gì? Rượu bia sẽ gây giãn mạch máu dưới da, làm cho
các tế bào bạch cầu, bao gồm tế bào T có liên quan đến bệnh vẩy
nến, len lỏi vào các lớp ngoài của da và làm tình trạng viêm xấu
đi. “Triệu chứng vẩy nến có thể xấu đi ngay cả khi bệnh nhân sử dụng
loại rượu nhẹ hoặc trung bình”, Chelsea Marie Warren, một chuyên gia dinh
dưỡng và là một huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe ở Portland, Oregon cảnh
báo.
Rượu bia là thứ đầu
tiên nên tránh khi bị vẩy nến
2, Đồ ăn vặt
Vẩy nến là một
tình trạng viêm mạn tính có biểu hiện ngoài da. Những loại thức ăn vặt
thường có chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, tinh
bột tinh chế, đường,… tất cả những chất này đều có thể gây viêm.
Thêm vào đó, các loại thức ăn vặt thường có hàm lượng calo cao hơn
nhiều so với giá trị dinh dưỡng, dễ gây béo phì và thừa cân. “Nếu
bạn bị vẩy nến, bạn có nguy cơ mắc cách bệnh tim mạch, mà thừa cân
lại là yếu tố làm gia tăng nguy cơ này hơn nữa”.
3, Thịt đỏ
Thịt đỏ chứa một loại
chất béo không bão hòa đa chức được gọi là acid arachidonic. "Loại chất
béo này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vẩy nến vì nó có thể dễ
dàng chuyển đổi thành các hợp chất gây viêm", Warren nói. Những loại
thịt chế biến như xúc xích và thịt xông khói cũng nằm trong nhóm
thực phẩm nên tránh này.
4, Các sản phẩm từ sữa
Giống như thịt đỏ,
các sản phẩm từ sữa có chứa các acid arachidonic. "Sữa bò là một trong những
thủ phạm lớn nhất có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh vẩy nến",
Bagel nói, bởi vì nó còn chứa casein protein, một chất có liên quan đến phản
ứng viêm. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều acid arachidonic, bạn nên hạn chế
trong chế độ ăn.
5, Trái cây có múi
Đôi khi, một phản
ứng dị ứng có thể gây khởi phát hoặc nặng thêm các triệu chứng vẩy
nến. Các loại trái cây có múi như bưởi, cam, chanh là những tác nhân
gây dị ứng phổ biến. Nếu cảm thấy các triệu chứng vẩy nến nặng
thêm khi ăn các loại quả này, hãy cân nhắc việc loại bỏ chúng ra
khỏi chế độ ăn.
6, Gluten
Gluten là một loại
protein được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì. Các nhà nghiên cứu
ở Bồ Đào Nha đã phát hiện ra rằng các triệu chứng bệnh vẩy nến ở một số người
nhạy cảm với gluten được cải thiện sau khi họ tránh gluten trong chế độ ăn của
họ.
Biện pháp dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị vẩy nến
Bên cạnh một chế
độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế các thức ăn và đồ uống có thể
ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, bệnh nhân vẩy nến cũng nên chú ý bổ
sung thêm các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị như sản phẩm
Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang được biết đến là sản phẩm uy tín, chất
lượng hàng đầu trong hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn như vẩy nến,
lupus ban đỏ. Đó là vì Kim Miễn Khang có chứa các thành phần thảo
dược quý như sói rừng, nhũ hương, hoàng bá, nhàu,… giúp tăng cường
năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch,
giúp hạn chế triệu chứng và ngăn ngừa tái phát bệnh vẩy nến và
các bệnh tự miễn khác.
Sản phẩm này cũng đã
được chứng minh hiệu quả và độ an toàn trong đề tài “Đánh
giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thông thường bằng Kim
Miễn Khang” tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Kết quả nghiên
cứu cho thấy Kim Miễn Khang có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị
vẩy nến và không có tác dụng không mong muốn.
Ngoài ra, từ khi có
mặt trên thị trường đến nay, Kim Miễn Khang cũng đã được nhiều bệnh nhân
vẩy nến sử dụng và cho hiệu quả tốt.
Mắc vẩy nến từ năm
1995, ai mách gì chữa nấy nhưng bà Nguyễn Thị Kim Bình, 65 tuổi (Thanh Xuân, Hà
Nội) vẫn không khỏi bệnh. Năm 2013, bệnh vẩy nến của bà Bình
phát ra rất nặng. Vẩy lên nhanh làm bà cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu: “Hôm đầu
vẩy nến chỉ bằng hạt ngô, nhưng hôm sau lại to hơn và lan ra ghê lắm. Cứ chỗ
nào mọc dày lên là ngứa chỗ ấy. Vẩy nến mọc cả trên đầu khiến tôi bị rụng tóc”.
Sự bùng phát mạnh mẽ của vẩy nến làm bà Bình lo lắng không yên. Nhưng tình cờ,
trong một lần xem tivi, bà Bình thấy có thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều
trị vẩy nến Kim Miễn Khang nguồn gốc hoàn toàn từ
thảo dược, nên quyết định mua về dùng: “Tôi uống Kim Miễn Khang ngày 4 viên từ
tháng 12/2013. Uống hết 2 tháng đầu, tôi thấy bệnh chưa đỡ nhiều lắm. Nhưng dựa
vào kinh nghiệm của những người đã dùng trước đó, tôi kiên trì uống tiếp thì
đến tháng thứ 3, vẩy nến dần dần biến mất”.
Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim
Bình: Khỏi bệnh vẩy nến sau gần 20 năm nhờ "trong uống - ngoài bôi"
Hy vọng với những
thông tin và chia sẻ trên đây, bạn có thể tự xây dựng cho mình một
chế độ ăn uống và lựa chọn được sản phẩm hỗ trợ điều trị phù hợp
để ổn định tốt căn bệnh vẩy nến.
Trang Linh
Để biết thêm thông tin về bệnh vẩy nến vui lòng
liên hệ số điện thoại 04.38461530/ 08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét