Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Bệnh vẩy nến làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm

Theo một bài báo được công bố trực tuyến trên trang JAMA Dermatology, bệnh nhân vẩy nến có nguy cơ mắc trầm cảm nặng, tuy nhiên, nguy cơ này không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nghiên cứu về nguy cơ mắc trầm cảm ở bệnh nhân vẩy nến

Tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến là 3-4% dân số và căn bệnh này gây tác động đáng kể đến tâm lý người bệnh. Trầm cảm ở bệnh nhân vẩy nến cần được đánh giá đúng mức vì trầm cảm làm giảm chất lượng cuộc sống và có thể làm tăng nguy cơ tử vong.
Bệnh vẩy nến có thể khiến bệnh nhân mắc chứng trầm cảm
Roger S. Ho, bác sĩ, tiến sỹ thuộc trường Đại học Y New York và các cộng sự đã nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và chứng trầm cảm ở một nhóm bệnh nhân vẩy nến thông qua dữ liệu từ Cuộc điều tra Sức khỏe và Dinh dưỡng (NHANES) từ năm 2009-2012.
Các tác giả đã nghiên cứu tổng số 12.382 người và thấy rằng có 351 người bị vẩy nến (2,8%) và 968 người bị trầm cảm nặng (7,8%). Có 58 bệnh nhân vẩy nến (chiếm 16,5% số bệnh nhân vẩy nến) có đủ những tiêu chuẩn để chẩn đoán mắc trầm cảm nặng.
Phân tích sâu hơn cho thấy nguy cơ trầm cảm không khác nhau giữa những bệnh nhân chỉ bị vẩy nến ở một vài điểm trên người với những bệnh nhân vẩy nến toàn thân.
Vậy lý giải cho mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và chứng trầm cảm là gì?
Vẩy nến là căn bệnh mạn tính biểu hiện chủ yếu ở ngoài da với những đám vẩy xấu xí trên nền da đỏ. Những đám vẩy này thường khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, luôn tìm cách che giấu những vùng da bệnh, hạn chế đến những nơi đông người. Và chính những tự ti, mặc cảm này lại là con đường nhanh nhất dẫn đến chứng trầm cảm.

Bệnh nhân vẩy nến nên làm gì để tránh bị trầm cảm?

Trầm cảm có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thậm chí nhiều bệnh nhân trầm cảm còn có ý định tự sát. Vậy nếu đang bị vẩy nến, bạn nên làm gì để tránh bị trầm cảm?
Để không bị trầm cảm, trước tiên bạn cần học cách tự tin hơn về cơ thể mình. Vẩy nến không phải là bệnh lây nhiễm, mà là bệnh tự miễn. Bạn chỉ không may mắc phải căn bệnh này, cũng như nhiều người không may mắc các căn bệnh khác. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng đừng để nó cản trở các hoạt động thường ngày của bạn. Hãy tự tin hơn và tăng cường giao tiếp với mọi người. Nếu ai đó có ánh nhìn không thân thiện với căn bệnh của bạn, hãy trao đổi những thông tin về bệnh cho họ, một khi họ hiểu hơn về bệnh thì họ sẽ thay đổi cách nhìn. Khi bạn tự tin hơn với cơ thể của mình thì người khác cũng sẽ chẳng còn chú ý đến căn bệnh vẩy nến nữa, họ sẽ nhìn vào những gì bạn thể hiện trong công việc, vào các mối quan hệ mà bạn đang có.
Tự tin hơn cũng giúp bạn hạn chế căng thẳng, stress, giúp đẩy lùi căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc tích cực điều trị cũng rất quan trọng. Hãy dùng thuốc uống, thuốc bôi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cũng nên dùng thêm các thực phẩm chức năng để giúp bệnh ổn định tốt hơn, giúp các triệu chứng vẩy da, ngứa giảm, hạn chế các đợt tái phát của bệnh. Thực phẩm chức năng được nhiều bệnh nhân vẩy nến tin dùng hiện nay là sản phẩm Kim Miễn Khang. Với các thành phần thảo dược, Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, giúp hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, tác động vào căn nguyên của bệnh, giúp bệnh ổn định hơn.
Kim Miễn Khang đã giúp rất nhiều bệnh nhân vẩy nến ổn định tốt căn bệnh này:
Mắc vẩy nến từ năm 1995, ai mách gì chữa nấy nhưng bà Nguyễn Thị Kim Bình, 65 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không khỏi bệnh. Năm 2013, bệnh vẩy nến của bà Bình phát ra rất nặng. Vẩy lên nhanh làm bà cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu: “Hôm đầu vẩy nến chỉ bằng hạt ngô, nhưng hôm sau lại to hơn và lan ra ghê lắm. Cứ chỗ nào mọc dày lên là ngứa chỗ ấy. Vẩy nến mọc cả trên đầu khiến tôi bị rụng tóc”. Sự bùng phát mạnh mẽ của vẩy nến làm bà Bình lo lắng không yên. Nhưng tình cờ, trong một lần xem tivi, bà Bình thấy có thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến Kim Miễn Khang nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, nên quyết định mua về dùng: “Tôi uống Kim Miễn Khang ngày 4 viên từ tháng 12/2013. Uống hết 2 tháng đầu, tôi thấy bệnh chưa đỡ nhiều lắm. Nhưng dựa vào kinh nghiệm của những người đã dùng trước đó, tôi kiên trì uống tiếp thì đến tháng thứ 3, vẩy nến dần dần biến mất”.
Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình: Khỏi bệnh vẩy nến sau gần 20 năm nhờ "trong uống - ngoài bôi"


Thu Ngân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét