Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây sảy thai


Bệnh lupus thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Mang thai ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống là một việc khó khăn và nguy hiểm. Vì bệnh có thể gây một số biến chứng trong thai kỳ, trong đó có sảy thai.

Sảy thai là nguy cơ có thể xảy đến ở phụ nữ bị lupus ban đỏ hệ thống

Theo thống kê, có khoảng 10% bệnh nhân lupus bị sảy thai. Sảy thai trong 3 tháng đầu thường không rõ nguyên nhân hoặc có liên quan đến các đợt hoạt động của bệnh lupus. Sảy thai trong giai đoạn sau chủ yếu là do hội chứng kháng thể kháng phospholipid, dù bệnh nhân đã được điều trị bằng heparin và aspirin. Kháng thể kháng phospholipid có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc xuất hiện các cục máu đông dù không bị sảy thai. Vì vậy, tất cả các phụ nữ bị lupus, kể cả những người không có tiền sử sảy thai, cũng cần được kiểm tra sàng lọc kháng thể kháng phospholipid, xét nghiệm kháng đông lupus và kháng thể cardiolipin (một loại kháng thể xuất hiện trong hội chứng này).
Nếu là đối tượng có nguy cơ cao bị sảy thai, bệnh nhân cần đi siêu âm thai định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.




Quản lý tốt bệnh lupus ban đỏ hệ thống sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ sảy thai ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống?

Để hạn chế nguy cơ sảy thai và có một thai kỳ an toàn, con sinh ra khỏe mạnh, phụ nữ mắc bệnh lupus cần kiểm soát tốt bệnh trước khi mang thai và theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ:
-         Kiểm soát tốt bệnh lupus trước khi mang thai: bệnh nhân cần điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, chỉ mang thai nếu đã ổn định được bệnh lupus trên 6 tháng. Bên cạnh dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cũng nên dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị. Nên lựa chọn các sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn, ít tác dụng phụ như sản phẩm Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang là sản phẩm độc đáo phối hợp các thành phần chống viêm, điều hòa miễn dịch, giải độc, cung cấp năng lượng cho tế bào,… giúp làm giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa tái phát bệnh lupus. Phối hợp dùng thuốc và sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp ổn định bệnh lupus hiệu quả và lâu dài. Bệnh nhân cần đi khám định kỳ để được kiểm tra bệnh và tư vấn cụ thể về việc mang thai.
-         Theo dõi sát sao trong thời gian mang thai: khi có thai, người bệnh cần thường xuyên đi khám bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra. Nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thêm các loại thuốc khác, vì có thể làm bệnh lupus nặng hơn hoặc gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu được quản lý tốt, bệnh nhân lupus ban đỏ có thể sinh con khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, chị em phụ nữ bị lupus không nên bi quan, lo lắng quá nhiều về vấn đề biến chứng trong thai kỳ. Thay vào đó, hãy tự trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh và thai kỳ, thường xuyên thăm khám kiểm tra, và quan trọng nhất là giữ cho mình một tâm lý lạc quan, thoải mái. Những điều này sẽ giúp người bệnh có một thai kỳ an toàn.

Nhật Linh

Nếu muốn được tư vấn về việc mang thai khi bị lupus ban đỏ hệ thống, hãy gọi đến số 04.38461530 hoặc 08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét