Lupus ban đỏ là
một bệnh tự miễn mạn tính, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam
giới tới 9 lần. Bệnh khiến bệnh nhân mệt mỏi và lo lắng. Nhiều
người thắc mắc liệu mình có bị bệnh không. Bài viết này sẽ giới
thiệu một số dấu hiệu để nhận biết bệnh và cách điều trị căn
bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ
Các triệu chứng
của bệnh lupus rất đa dạng, xuất hiện trên nhiều bộ phận, cơ quan của
cơ thể, nhưng dấu hiệu điển hình nhất để nhận biết bệnh lupus là ban
đỏ hình cánh bướm trên mặt.
Theo
thống kê của bệnh viện Johns Hopkins, khoảng 50% bệnh nhân bị lupus có
triệu chứng ban cánh bướm trên mặt. Ban này là ban đỏ, xuất hiện ở
hai má và sống mũi, thường nhô lên khỏi bề mặt da và có vảy. Nó có
thể xuất hiện sau khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,
nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Nhiều
bệnh nhân nhận thấy, mỗi khi ban cánh bướm xuất hiện, các triệu
chứng khác của bệnh cũng trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài dấu hiệu
điển hình nhất là ban cánh bướm, một số triệu chứng khác cũng có
thể là dấu hiệu để hướng đến bệnh lupus. Các triệu chứng này có
thể phát triển dần dần hoặc xuất hiện một cách đột ngột.
Ban đỏ hình cánh bướm - dấu hiệu điển hình của
bệnh lupus ban đỏ
Những triệu chứng
đó bao gồm:
- Các ban da màu đỏ xuất hiện trên cơ thể.
- Sốt không rõ nguyên nhân.
- Mệt mỏi.
- Cứng, sưng đau các khớp.
- Đau cơ.
- Da tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: các ban đỏ nặng và khó chịu hơn khi ra nắng.
- Khó thở.
- Tức ngực.
- Khô mắt.
- Ngón tay, chân chuyển màu trắng hoặc xanh khi bị lạnh hoặc căng thẳng.
- Nhức đầu, lú lẫn hoặc mất trí nhớ.
- Rụng tóc.
- Loét miệng.
- Sút cân bất thường.
- Các ban da màu đỏ xuất hiện trên cơ thể.
- Sốt không rõ nguyên nhân.
- Mệt mỏi.
- Cứng, sưng đau các khớp.
- Đau cơ.
- Da tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: các ban đỏ nặng và khó chịu hơn khi ra nắng.
- Khó thở.
- Tức ngực.
- Khô mắt.
- Ngón tay, chân chuyển màu trắng hoặc xanh khi bị lạnh hoặc căng thẳng.
- Nhức đầu, lú lẫn hoặc mất trí nhớ.
- Rụng tóc.
- Loét miệng.
- Sút cân bất thường.
Nếu thấy mình có
ban hình cánh bướm, ban đỏ trên da cùng với nhiều triệu chứng đã
liệt kê ở trên, rất có thể bạn bị lupus ban đỏ. Trong trường hợp đó,
bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, làm các xét nghiệm
cần thiết và chẩn đoán chính xác bệnh.
Bệnh lupus ban đỏ có điều trị được không?
Bệnh lupus ban đỏ
là một bệnh mạn tính mà cho đến nay vẫn chưa có thuốc hay biện pháp
nào có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có thể điều trị và
ổn định được. Với bệnh mạn tính như lupus ban đỏ, điều quan trọng
nhất là bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác
sĩ. Các nhóm thuốc thường dùng trong bệnh này là: thuốc giảm đau
chống viêm không steroid, thuốc corticoid dạng bôi và uống, thuốc ức
chế miễn dịch,… Mặc dù những thuốc này có nhiều tác dụng phụ, có
thể khiến bệnh nhân khó chịu và muốn bỏ thuốc, nhưng khi muốn bỏ
một loại thuốc nào đó, bệnh nhân cần được sự tư vấn của bác sĩ,
để có thể đảm bảo vừa ổn định được bệnh, lại vừa tránh được
những tác dụng không mong muốn khó chịu của thuốc.
Bên cạnh các thuốc
điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên dùng các sản phẩm
hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược an toàn như thực phẩm chức
năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang là sản phẩm thảo dược chứa các vị
thuốc quý như sói rừng, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… được bào
chế theo công nghệ hiện đại tạo ra viên nén tiện dùng mà lại giữ
được hiệu quả của vị thuốc. Dùng thêm Kim Miễn Khang bên cạnh các
thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp ổn định bệnh
lupus nhanh hơn, trong thời gian dài hơn, hạn chế tái phát bệnh. Kim
Miễn Khang đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng và cho hiệu quả
tốt.
Năm 2009, chị Nguyễn
Thị Chung (Gio Linh, Quảng Trị) phát hiện mình nổi mảng ban đỏ hình cánh bướm ở
trên mặt, đối xứng qua sống mũi. Không những thế, khớp cổ chân chị còn bị sưng
lên, đi lại rất nặng nề và đau. Sau khi khám và xét nghiệm máu, chị được chẩn
đoán là lupus ban đỏ và cho thuốc điều trị. Nhưng bệnh vẫn làm chị rất
khó chịu và mệt mỏi. Tình cờ đọc được thông tin một bệnh nhân tên
Nga ở Nam Định cũng bị như chị, sau một thời gian dùng Kim Miễn Khang bệnh
tình đã thuyên giảm rất nhiều, chị liền mua về dùng, kết hợp với đơn thuốc
tây được bác sĩ kê. Sức khỏe của chị hồi phục nhanh chóng, chị đi lại nhẹ
nhàng, hoạt bát hơn. “Đồng nghiệp trong trường cũng vui lây với tôi, ai cũng bảo
thấy da dẻ tôi hồng hào hơn, đặc biệt tôi không còn hoang mang, suy sụp như trước
kia nữa nên bệnh tình càng thuyên giảm nhiều. Giờ tôi vẫn dùng Kim Miễn Khang,
hy vọng bệnh tình sẽ cải thiện hơn nhiều nữa” – chị vui mừng chia sẻ.
Kim Ánh
Để biết thêm thông tin
về các dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ, hãy gọi đến số 04.38461530 hoặc
08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét